BÌM BÌM BIẾC (HẠT)

Tên khoa học: Semen Pharbitidis

Mã sản phẩm: TPC2083558

Xuất xứ: Phú Thọ, Việt Nam

Giống: GIỐNG BÌM BÌM PN3, GIỐNG BÌM BÌM PN2, GIỐNG BÌM BÌM PN1

Mô tả
Bìm bìm biếc hay còn gọi là Bìm lan, Khiên ngưu, Hắc sửu thuộc họ Khai lang Mô tả: Dây leo cuốn, các nhánh mảnh, rải rác có lông hình sao. Lá hình tim chia 3 thùy, mặt trên nhẵn và màu lục, mặt dưới nhạt và có lông ở các gân; phiến lá dài 14cm, rộng 12 cm; cuống mảnh, nhẵn dài 5 – 9 cm. Hoa to, màu hồng tối hay lam nhạt, xếp 1 – 3 cái thành xim ở nách lá. Quả nang hình cầu, nhẵn, đường kính 8 mm, kèm theo đài cùng lớn lên, có 3 ngăn. Hạt 2 – 4 có 3 góc, mặt lưng lồi, màu đen, nhẵn dài 4 mm, rộng 0.5 mm Bộ phận dùng: Hạt (khiên ngưu tử) Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở nhiều nơi. Vào các tháng 7 – 10 quả chín, người ta hái về, đập lấy hạt, đem phơi khô là được. Nếu có thể dùng cồn để chiết nhựa, cô lại để thu hồi cồn, rửa cặn còn lại cho hết phần tan trong nước, sấy khô.
Công dụng
Đối với người nông dân thời xưa, con trâu là đầu cơ nghiệp", là thứ quý giá nhất có ở trong nhà; Đem cả gia tài đi tạ ơn, chứng tỏ hạt bìm bìm có thể chữa được cả những bệnh nan y. Sự tích dắt trâu tạ ơn, tuy đã được Đào Hoằng Cảnh ghi lại từ xưa, nhưng phải mãi về sau, với tài dùng thuốc của Lý Thời Trân (1518 - 1593), người đời mới biết rõ những tác dụng phi thường của thứ hạt tưởng như rất tầm thường này. Lý Thời Trân không chỉ là một nhà dược học uyên bác, mà còn là thầy thuốc rất giỏi. Sách "Bản thảo cương mục" còn ghi lại hai trường hợp mắc bệnh nan y, đã chữa trị nhiều nơi, nhiều thầy không khỏi, cuối cùng phải mời đến Lý Thời Trân và ông đã sử dụng hạt bìm bìm chữa cho khỏi bệnh. Ngoài ra, Lý Thời Trân còn phát hiện ra tác dụng mỹ dung, làm đẹp của hạt bìm bìm. Từ đó, hạt bìm bìm - “khiên ngưu tử” mới thật sự trở nên nổi tiếng. Và cũng từ đó, trong tất cả các sách Đông dược thông dụng, “khiên ngưu tử” là vị thuốc không thể vắng mặt. Trong các sách Đông dược hiện đại, “khiên ngưu tử” được xếp trong nhóm thuốc "tuấn tả trục thủy", cùng với những vị thuốc như cam toại, đại kích, nguyên hoa, thương lục, ba đậu, thiên kim tử... Theo Đông y, khiên ngưu có vị cay, tính nóng, hơi có độc, vào 3 kinh: Thủ thái âm phế, túc thiếu âm thận và thủ dương minh đại tràng. Có tác dụng tả thấp nhiệt ở khí phận, trục đờm, tiêu ẩm lợi nhị tiện (đại tiểu tiện) là thuốc chữa tiện bí, cước khí, chủ trị hạ khí, lợi tiểu tiện, chữa cước thũng (phù), sát khuẩn. Trên thực tế, khiên ngưu thường dùng làm thuốc thông đại và tiểu tiện, thông mật, còn sử dụng cả để trị giun. Liều dùng mỗi ngày 4 - 8g. Kiêng kỵ: người cơ thể hư nhược, phụ nữ đang có thai không dùng được. Theo tài liệu cổ: không được dùng khiên ngưu tử cùng với ba đậu. Một số bài thuốc thường dùng khiên ngưu tử: - Chữa các chứng thũng trướng: Dùng độc vị khiên ngưu tử, tán mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, dùng nước chiêu thuốc. Hoặc dùng khiên ngưu tử 10g, nước 300ml, sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày. Có tác dụng chữa phù thũng, nằm ngồi không được, uống thuốc nếu tiểu tiện nhiều được thì khỏi. - Trướng bụng do xơ gan hoặc viêm thận mạn tính: Khiên ngưu tử 80g, hồi hương 40g; tất cả nghiền mịn, trộn đều. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 8g, uống khi đói bụng, chiêu thuốc bằng nước sôi; uống liên tục trong 2 - 3 ngày. - Chữa phù do viêm thận: Khiên ngưu tử 100g - nghiền mịn, hồng táo (táo tầu) 80g - hấp chín, bỏ hột, giã nát, gừng tươi 500g - giã nát vắt lấy nước, bỏ bã; tất cả đem trộn đều thành một thứ bột nhão, cho vào nồi hấp nửa giờ, trộn đều, lại hấp thêm nửa giờ nữa là được. Lượng thuốc trên chia đều thành 8 phần, ngày uống 3 lần - sáng, trưa, chiều, mỗi lần uống 1 phần, sau 2,5 ngày thì hết; kiêng muối trong 3 tháng. - Trị giun đũa, giun móc: Khiên ngưu tử 8g, tân lang (vỏ quả cau) 8g, đại hoàng 4g; tất cả đem nghiền mịn, trộn đều, ngày uống 2 lần, vào sáng sớm và buổi chiều khi đói bụng, mỗi lần uống 3 - 4g, dùng nước sôi chiêu thuốc, trẻ nhỏ tùy theo tuổi cần giảm bớt liều. Giữ gìn vẻ đẹp, chữa nám da Cho đến nay, dân gian thường sử dụng hạt bìm bìm để làm mờ các nốt tàn nhang và vết nám, theo cách thức ghi trong sách "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân như sau: Dùng "hắc khiên ngưu tử" (hạt bìm bìm có màu nâu đen) nghiền thành bột mịn, trộn với lòng trắng trứng gà, tối trước khi đi ngủ xoa đều lên da mặt, sáng dậy rửa sạch; bôi liên tục, tới khi các vết nám mờ hết thì ngừng. Làm như vậy còn có tác dụng phòng và chữa trị mụn trứng cá. Ngoài ra, hạt bìm bìm còn được sử dụng để giữ gìn vẻ dẹp theo một số cách khác như sau: - Làm mịn da mặt: Hắc khiên ngưu tử (sao), bạch chỉ, linh lăng hương, cam tùng, quát lâu nhân - mỗi thứ 100g, trà tử 200g, tạo giác mạt (trái bồ kết tán mịn) 200g. Tất cả đem nghiền thành bột mịn, trộn đều, ngày xoa lên da mặt 3 - 4 lần. - Chữa mụn trứng cá: Dùng hắc khiên ngưu tử tẩm rượu 3 ngày. Sau đó vớt hạt ra, phơi khô, nghiền thành bột mịn. Trước hết giã gừng tươi vắt lấy nước cốt bôi lên chỗ da bị bệnh, sau đó rắc bột thuốc lên; mỗi ngày 2 - 3 lần. - Làm mờ các vết đen trên da mặt: Hắc khiên ngưu tử, bạch cương tàm, tế tân, các vị thuốc dùng liều lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn. Hòa với nước ấm để rửa mặt, ngày 3 - 4 lần.
Hướng dẫn sử dụng
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 2 – 3g, tán bột, dùng nước chiêu thuốc. Nếu dùng nhựa khiên ngưu, chỉ lấy mỗi ngày 0.20g – 0.40g, có thể dùng tới 0.60 – 1.20g Người ta cũng dùng hạt cây bìm bìm tía Ipomoea purpurea (L.) Lam (loài này có lá nguyên không xẻ), hoặc lá cây bìm bìm sắc uống cũng thấy có tác dụng lợi tiểu
Điều kiện bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát
Vùng sản xuất
Mã vùng
BPT
Tên vùng sản xuất
BÌM BÌM BIẾC PHÚ THỌ
Địa chỉ
Thanh Thủy, Phú Thọ, Việt Nam
Nhà xưởng
Mã nhà xưởng
VTM
Tên nhà xưởng
CÔNG TY TNHH VITAMEDICA
Địa chỉ
Thanh Thủy, Phú Thọ, Việt Nam
Nhà sản xuất
Tên
CÔNG TY TNHH MTV VITAMEDICA (VITAMEDICA)
Địa chỉ
Khu 4, Thạch Đồng, Thanh Thủy, Phú Thọ

Quản lý

...
Đào Văn Hưng
Điện thoại liên hệ 0976501899
Địa chỉ Phòng Nghiên cứu Phát triển - công ty Cổ Phần Traphaco
Xem chi tiết