Đến với Ngày mùa cắt lá của người H’Mong
Sau ngày hội gieo hạt vào tháng 8 hằng năm (là thời điểm bà con người H’Mong, người Dao xuống đồng gieo hạt, ươm cây giống Actiso), vào dịp đầu Xuân năm mới sẽ là Ngày mùa cắt lá, thu hái Actiso của bà con, đây là thời điểm mà năng suất các lứa lá thu hái đạt cao nhất.
Giàu nhờ Actiso
Đây luôn là quãng thời gian mà bà con mong đợi bởi đó là lúc thành quả lao động đem lại những niềm vui cho những nông dân trồng dược liệu Actiso; là lúc bà con thu vốn về với những khoản tiền giúp cho mua sắm các vật dụng trong nhà; giúp cho khoản tiền tiết kiệm trong gia đình được bổ sung, cuộc sống bớt phần lo toan.
Ngày mùa cắt lá cũng là thời điểm “dòng tiền” đổ về làm đầy hơn ngân sách của các gia đình người H’Mong, người Dao, thêm cơ hội cho họ bắt tay vào sửa sang, xây dựng nhà mới ấm cúng. Với nguồn thu nhập trung bình gần 200 triệu đồng/hecta/năm từ trồng dược liệu Actiso, hàng trăm hộ gia đình tại huyện Sa Pa (Lào Cai) đã thực sự cải thiện và nâng cao chất lượng sống.
Ngày mùa cắt lá cũng chính là thành quả từ sự bền bỉ của Công ty Traphaco đầu tư cho vùng trồng dược liệu tại Sa Pa (Lào Cai). Từ 10 năm qua, với sự vào cuộc của công ty Traphaco cho phát triển vùng dược liệu Actiso tại Sa Pa, bà con người Dao, người H'Mong đã có nghề trồng dược liệu với thu nhập ổn định và bền vững.
Cùng với thiên nhiên ưu đãi, sự tận tụy, tài năng của các cán bộ kỹ thuật của công ty Traphaco và hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, bà con người dân tộc vùng cao Sa Pa đã thực hiện khá thuần thục quy trình trồng và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Tiếng Kinh không sõi, tiếng Anh không biết nhưng những “công nhân” trồng dược liệu người Dao, người H’Mong đã có cách làm sổ sách theo dõi lịch gieo hạt, làm cỏ, theo dõi sự phát triển của cây Actiso rất tài tình. Họ cũng làm sổ sách “kế toán” chính xác để biết các khoản chi – thu, tính được thu nhập cho gia đình, từ đó thêm niềm vui từ “nghề" trồng dược liệu sạch.
Ngày mùa cắt lá và GreenPlan
Ông Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Traphaco cho hay, với mục tiêu nguyên liệu xanh, Traphaco chú trọng công tác sử dụng hiệu quả, bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều này không chỉ giúp công ty chủ động về nguồn nguyên liệu, giảm giá thành sản phẩm mà quan trọng hơn qua đó giúp người bệnh giảm gánh nặng chi phí điều trị, đồng thời tạo việc làm thu nhập cao cho hàng trăm nông dân, đồng bào dân tộc ở vùng sâu vùng xa.
Công ty Traphaco đang triển khai dự án “Nghiên cứu, phát triển bền vững nguồn dược liệu Traphaco” (GreenPlan). Sau gần 10 năm triển khai Dự án GreenPlan, hiện Traphaco có vùng nguyên liệu trên 36.300 ha, trong đó 36.200 ha vùng thu hái đạt GACP-WHO (sản xuất Chè dây và Rau đắng đất); 104 ha vùng trồng đạt GACP-WHO (sản xuất Actiso, Đinh lăng và Bìm bìm biếc). Năm 2016, sản lượng dược liệu được kiểm soát vùng trồng/thu hái bao gồm dược liệu đạt GACP-WHO là 2.989 tấn (chiếm 88,4% tổng nhu cầu sản xuất); tổng nhu cầu sử dụng sản xuất là 3.383 tấn bao gồm hơn 100 loại dược liệu, 100% nguyên liệu đầu vào được kiểm soát đạt tiêu chuẩn chất lượng; dược liệu nguồn gốc trong nước chiếm 91,3% tổng nhu cầu dược liệu sử dụng sản xuất với các vùng nguyên liệu trong nước trải dài trên 24 tỉnh thành từ Bắc vào Nam Việt Nam.
Ông Nguyễn Huy Văn chia sẻ, Traphaco đang hợp tác với hơn 675 hộ dân trồng/thu hái dược liệu đạt GACP-WHO, hàng nghìn hộ dân trồng/thu hái dược liệu được kiểm soát theo GACP-WHO. Công ty đem lại thu nhập ổn định cho các hộ dân trồng/thu hái dược liệu ở các địa phương và hơn thế nữa công ty làm giàu cho các hộ dân ở những vùng nguyên liệu nơi công ty đặt chân đến với lợi nhuận từ 8,6 triệu đồng đến 16,6 triệu đồng/hecta/tháng. Theo chiến lược phát triển bền vững của Traphaco, những hộ trồng dược liệu và cả cán bộ công nhân viên của công ty tham gia chuỗi giá trị Xanh đều được đảm bảo có “việc làm bền vững”.
Diện tích vùng trồng Actiso của Traphaco tại 2 huyện Sapa và Bắc Hà, Lào Cai đạt 60 ha, với sản lượng 2.200 tấn dược liệu tươi/năm, Số hộ dân tham gia: 156 hộ; trong đó 80 % là người dân tộc ít người; số người dân tham gia 1.300 người.
Ông Huy Văn cũng rất tâm đắc với ý tưởng: "Phát triển vùng trồng dược liệu sẽ dầntrở thành “văn hóa dược thảo”. Ông mong muốn xây dựng một mô hình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tại những vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao có nhiều bà con dân tộc sinh sống; gắn phát triển kinh tế dược liệu với du lịch và giữ gìn bảo tồn nét văn hóa bản địa.
Actiso là một trong những dược liệu sản xuất thuốc bổ gan Boganic. Sản phẩm thuốc bổ gan Boganic của công ty Traphaco được Bộ Y tế cấp phép giấy đăng ký lưu hành và chính thức có mặt trên thị trường từ năm 1999, chỉ định trong các trường hợp suy giảm chức năng gan, đặc biệt do dùng nhiều bia rượu; giúp tăng cường chức năng gan, bổ gan, giải độc gan. Boganic được sản xuất hoàn toàn từ dược liệu sạch Việt nam đạt tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc GACP của tổ chức y tế thế giới (WHO).
Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện K trung ương, Boganic giúp hạ men gan với tỷ lệ lui bệnh 67% sau 10 ngày dùng thuốc.
Thông tin thêm về Ngày mùa cắt lá:
Cắt lá là hình thức thu hái actiso – cây dược liệu được dùng cho sản xuất thuốc bổ gan Boganic của công ty Traphaco. . Sau gieo hạt khoảng 2-2,5 tháng cây bắt đầu cho thu hoạch lứa lá đầu tiên,sau đó cứ 25 – 30 ngày lại cho thu hoạch lứa lá tiếp theo, hiện tại các vườn Actiso đã cho thu hoạch 5 lứa lá. Thời điểm này cây đã lớn cao lưng người,xanh đậm với những bẹ lá mập mạp ôm gọn thân cây. Khi cây đủ tuổi, đủ lớn, trên mỗi cây người trồng sẽ cắt tỉa những bẹ lá lớn, kết lại gọn gàng thành những bó lá lớn (25-30 kg/bó), cán bộ kỹ thuật của công ty Traphaco sẽ đi thu gom. Mỗi gia đình có thể thu hoạch 40-60 tấn dược liệu/hecta/năm, mỗi năm có khoảng 7-8 đợt cắt lá (~200 triệu/năm)
Actiso trồng tại Sa Pa có hoạt chất làm thuốc cao nhất so với actiso trồng tại các vùng miền khác trên cả nước. Hoạt chất trong lá có giá trị làm thuốc tốt nhất, trong khi tại hầu hết các vùng trồng khác, actiso thường chỉ làm món ăn hoặc làm trà uống.